ĐỀN LẢNH GIANG - ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ - VĂN MIẾU XÍCH ĐẰNG - CHÙA CHUÔNG
( Thời gian: 01 ngày - Phượng tiện: Ô tô)
Đền Lảnh Giang còn có tên gọi là Lảnh Giang linh từ, tọa lạc tại thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên.Theo thần phả, ngôi đền này thờ Tam vị danh thần đời Hùng Vương thứ 18 và Tiên Dung công chúa, Chử Đồng Tử.
Chùa Chuông được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) Theo truyền thuyết vào một năm đại hồng thủy, có một quả chuông vàng trên một chiếc bè trôi vào bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên). Các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho là trời Phật giúp đỡ bèn góp công của dựng chùa, xây lầu treo chuông. Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang xa hàng vạn dặm. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự (chùa chuông vàng), tên thường gọi là chùa Chuông.
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
+06h00: Xe và hướng dẫn viên Asiadragontravel đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Hà Nam. Đoàn nghỉ ngơi, ăn sáng trên đường (chi phí tự túc).
+08h00: Xe đến đền Lảnh Giang, thăm và làm lễ tại đền Lảnh Giang. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc gồm 3 tòa, 14 gian, hai bên có nhà khách, lầu thờ, 4 bên có tường gạch bao quanh. Trong đền có nhiều đồ thờ giá trị như tượng Tiên Dung công chúa, khánh long đình, khám đặt tượng thờ 3 vị tướng thời Hùng vương được chạm khắc công phu theo phong cách đời Lê. Ngoài ra đền còn giữ được hai kiệu bát cống long đình, một sập thờ và nhiều hoành phi, câu đối, nhang án.
+09h30: Đoàn di chuyển sang TP Hưng Yên, thăm và làm lễ tại chùa Chuông. Chùa có kết cấu kiểu "Nội Công Ngoại Quốc" bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.
+10h30: Đoàn thăm quan Văn Miếu Xích Đằng thờ Khổng Tử, và thày giáo Chu Văn An. Thăm và thắp hương tại đền Mẫu thờ bà Dương Qúy Phi nhà Tống.
+Buổi Trưa: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương
+13h00: Đoàn tiếp tục hành trình đến huyện Khoái Châu, thăm và làm lễ tại đền Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
+15h00: Đoàn lên xe trở về trên đường về.
+18h00: Qúy khách về đến điểm đón ban đầu, kết thúc chuyến đi.! Chia tay hẹn gặp lại quý khách !
BẢNG GIÁ TOUR |
|||
Số lượng khách |
16 - 22 khách |
23 - 29 khách |
> 30 khách |
Mức Tiêu Chuẩn |
530.000 |
520.000 |
510.000 |
Mức Cao cấp |
|
|
|
GIÁ TOUR CHỌN GÓI BAO GỒM:
- Vận chuyển: Xe du lịch 16 - 45 chỗ đời mới, máy lạnh, ghế ngả , nội thất cao cấp và hiện đại.
- Ăn uống: Qúy khách được phục vụ ăn 01 bữa chính 150.000 VNĐ/ 1Xuất /người lớn, không bao gồm đồ uống.
- Thăm quan: Vé thắng cảnh tại các điểm thăm quan cửa đầu tiên, gồm vé thăm quan trong tour..
- Hướng dẫn viên: Kinh nghiệm, chuyên nghiệp, ham hiểu văn hóa phật giáo.
- Bảo hiểm du lịch 20.000.000 vnđ / 1 người /1 vụ
- Quà tặng: nước suối 02 chai 0,5l/ 1 ngày. Mũ du lịch, khăn lạnh
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:
+ Thuế VAT 10%.
+ Ngủ phòng đơn.Ăn uống vui chơi ngoài chương trình, điện thoại, giặt là trong khách sạn.
+ Chương trình tham quan tự chọn, các trò chơi tại khu du lịch và các chi phí vui chơi cá nhân khác, hoa, sớ, lễ tại đền chùa.
Giá vé cho trẻ em:
+ Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính bằng 01 người lớn mua 01 vé tour.
+ Trẻ em từ 06 đến 10 tuổi tính bằng nửa người lớn, mua ½ vé tour
+ Trẻ em từ 02 - 05 tuổi trở xuống miễn phí không tính vé tour. Các dịch vụ sinh hoạt khác gia đình tự lo cho bé.
Tiêu chuẩn trẻ em ½ vé: được 01 suất ăn sáng, 0,5 xuất ăn chính + 01 ghế ngồi trên xe và ngủ ghép với gia đình.
LƯU Ý:
- Chương trình có thể thay đổi về thời gian, thứ tự các điểm thăm quan, nhưng vẫn đảm bảo tổng các điểm thăm quan đầy đủ.
- Qúy khách nên chuẩn bị, kem chống nắng, mũ chống nắng, thuốc cá nhân ...
- Khi lái xe và HDV đoàn phục vụ đoàn tốt trong mỗi hành trình Quý khách có thể típ cho lái xe và HDV
GHI CHÚ: Ngoài chương trình trên. Công ty sẵn sàng thiết kế chương trình riêng theo yêu cầu của quý khách ở Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Hòa Bình với giá tốt nhất !
Thông tin điểm đến
Ðền Lảnh Giang tọa lạc trong khuôn viên có diện tích gần 3.000m2, bao quanh là không gian xanh của vườn nhãn, đầm sen, bến nước. Cửa đền hướng ra dòng sông Hồng mênh mông sóng nước. Sau nhiều lần tu sửa, kiến trúc đền hiện nay gồm các công trình: hồ bán nguyệt, tam quan và đền chính. Hồ bán nguyệt được trồng hoa súng đỏ, giữa hồ là ngọn bảo tháp 2 tầng và cây cầu cong tạc hình “lưỡi long hướng địa” nối bảo tháp với tam quan. Tam quan đền xây theo kiểu chồng diêm tám mái với các đầu đao cong vút đắp nổi hình đầu rồng, đan xen là mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Ðền chính có kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc bao gồm 3 tòa với 14 gian lớn, nhỏ. Trong đó, nổi bật nhất là tòa Trung đường được dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.
Ngoài kiến trúc bề thế, đền Lảnh Giang lưu giữ nhiều đồ thờ giá trị như: khám long đình, khám đặt tượng 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, kiệu bát cống long đình, sập thờ và nhiều hoành phi câu đối, nhang án…
Hàng năm, đền Lảnh Giang tổ chức hai kỳ lễ hội, từ ngày 2 đến 5 tháng 6 âm lịch và 20 tháng 8 âm lịch. Bên cạnh các nghi thức tế lễ, rước thánh, còn có phần hội gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như: chọi gà, đánh gậy, đấu cờ người, tổ tôm điếm, múa sư tử, thi thổi cơm trên quang gánh, diễn tập trận giả, hát chầu văn, thi bơi chải trên sông Hồng...
Ngày 5/11/1996, đền đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Sự tích đền Lảng Giang: Tương truyền, ở trấn Sơn Nam có đôi vợ chồng ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, đang dạo chơi, người vợ gặp một cô gái mồ côi đi tha phương cầu thực liền nhận làm con nuôi, đặt tên là Quý. Trong một lần ra bờ sông tắm gội, nàng Quý bị 1 con thuồng luồng lao tới quấn 3 vòng quanh người. Sau đó nàng có thai đã chuyển đến trang Hoa Giám (nay là thôn Yên Lạc) sinh sống để tránh lời dèm pha. Sau khi sinh ra một cái bọc, nghĩ là điềm gở, nàng Quý đã vứt cái bọc xuống sông. Cái bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (nay là xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) rồi mắc vào lưới của một người đánh cá. Sau nhiều lần gỡ bỏ nhưng cái bọc vẫn cứ mắc lưới, người đánh cá thấy lạ bèn khấn vái thần sông và lấy dao rạch ra thì thấy ba con rắn từ trong bọc chui ra trườn xuống sông. Vào thời đó, Thục Phán thuộc dòng dõi tôn thất Vua Hùng thấy Vua Hùng thứ 18 đã cao tuổi mà không có con trai nối dõi nên đã cầu viện giặc phương Bắc nhằm cướp ngôi. Biết Thục Phán làm phản, Vua Hùng cho lập đàn cầu trời đất và đêm ấy nhà vua mơ thấy sứ giả từ trời xuống truyền rằng triệu 3 vị thủy thần đội lốt rắn sẽ dẹp được giặc. Vua Hùng tỉnh giấc liền sai người đi tìm theo lời sứ giả. Khi đến trang Đào Động, 1 trong 3 con rắn đã hiện thân thành người tên Vĩnh yết kiến và xin đem theo 2 anh em rắn cùng nhiều quân binh đi đánh giặc. Dưới sự chỉ huy của ông Vĩnh, quân Vua Hùng thứ 18 đã đánh tan đạo quân Thục Phán. Để ban thưởng, Vua Hùng đã phong ông là Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần nhưng ông không nhận và xin phép cùng hai anh em rắn về quê mẹ sinh sống. Sau khi ông mất, nhà vua phong ông là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng Thái Thượng Đẳng Thần, đồng thời đặt lệ, ban sắc chỉ cùng tiền cho người dân địa phương rước thần hiệu, dựng đền (đền Lảnh Giang bây giờ) thờ ông cùng hai anh em rắn.