Một mùa xuân mới lại về. Người ta thường chúc nhau những điều tốt đẹp nhất và cùng nhau trẩy hội cầu may. Cùng Asiadragontravel tham gia chương trình Tour du lịch lễ hội 11 đền chùa tại Tuyên Quang 1 ngày. Đến với vùng đất linh thiêng này, Quý khách sẽ thăm quan, cầu tài lộc tại các ngôi đền, chùa mong cho một năm mới nhiều sức khỏe, hạnh phúc , tài lộc và may mắn
Lịch trình:
HÀ NỘI – LỄ 11 ĐỀN CHÙA TẠI TUYÊN QUANG – HÀ NỘI
(Chương trình lễ hội 1 ngày)
05:30: Xe và hướng dẫn của Asiadragontravel đón quý khách tại nhà hát lớn Hà Nội khởi hành đi Tuyên Quang. Trên đường đi, đoàn dừng chân nghỉ ngơi, ăn sáng tại thị xã Vĩnh Yên(Tự túc)
08:15: Đến Tuyên Quang, quý khách bước vào hành trình trình tham quan, dâng hương cầu phúc, cầu lộc, cầu tài tại quần thể di tích Đền Chùa nổi tiếng linh thiêng của miền núi Thượng Ngàn bao gồm: Thành Nhà Mạc, Chùa An Vinh, Đền Hạ, Đền Kiếp Bạc, Đền Cấm, Mẫu Tam Cờ, Mẫu Thượng
11:45: Đoàn tập trung dùng bữa trưa, nghỉ ngơi tại Thành phố Tuyên Quang.
Buổi chiều: Xe đưa quý khách tiếp tục hành trình tham quan đền cô bé Mỏ Than, đền Cảnh Sanh, và đi lễ đền Cô Minh Lương, đền Mẫu Ỷ La.
15:30: Đoàn tập trung lên xe trở về Hà Nội. Trên đường về quý khách nghỉ chân tại Đoan Hùng (Phú Thọ) mua đặc sản địa phương về làm quà.
18:00: Đoàn về đến Hà Nội, kết thúc chương trình. Cảm ơn quý khách. Chia tay và hẹn gặp lại trong những hành trình tiếp theo!
Đền an vinh
Giữa cuộc sống bộn bề, bạn sẽ cần lắm những phút giây thanh tịnh để lấy lại cân bằng. Và hành hương lên chùa, đền là một trong những cách được nhiều người chọn lựa, để tạm gác lại những nỗi lo toan thường nhật, hòa mình vào không gian trầm mặc với khói hương nghi ngút và những lời kinh kệ. Cùng với Asiadragontravel hôm nay, chúng tôi đưa bạn đến với mảnh đất Tuyên Quang để khám phá một vùng đất mới với nhiều trải nghiệm mới với những đền, chùa như: Thành Nhà Mạc, Chùa An Vinh, Đền Hạ, Đền Kiếp Bạc, Đền Cấm, Mẫu Tam Cờ, Mẫu Thượng, đền cô bé Mỏ Than, đền Cảnh Sanh, và đi lễ đền Cô Minh Lương, đền Mẫu Ỷ La.
Thành nhà Mạc không chỉ là di tích lịch sử lâu đời mà còn là một trong những thắng cảnh của thành phố Tuyên Quang. Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói.người dân xa quê khi nhắc đến Tuyên Quang, Thủ đô cách mạng thường không quên nhắc đến vẻ đẹp cổ kính của cổng thành nhà Mạc, các cặp đôi có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó.
Chùa An Vinh có tên chữ là "An Vinh Thiền Tự" thuộc tổ 7, xã Hưng Thành, thị xã Tuyên Quang. Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, chùa An Vinh đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa.Hiện nay, chùa An Vinh còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật có giá trị quý hiếm, tiêu biểu là 12 pho tượng gỗ ở thượng điện gồm: Bộ Tam thế, bộ Bồ Tát, bộ Ngọc Hoàng và bộ Cửu Long.
- Đền Cấm: nằm trên nền đất cao, không gian thoáng đãng bên bờ sông Lô, phía sau tựa lưng vào núi Cấm. Từ một ngôi miếu nhỏ, qua nhiều đợt trùng tu, nâng cấp, nay đền Cấm có kiến trúc khang trang. Gian giữa đặt tượng Bà chúa Thượng Ngàn gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu; phía trên án thờ treo bức Đại tự Linh Lâm miếu bằng gỗ.
Đền Thượng - thờ Mẫu thần, được xây dựng năm 1801. Tương truyền đời trước có hai công chúa là Ngọc Lân (tức Mai Hoa công chúa) và Phương Dung công chúa (tức Quỳnh Hoa công chúa) theo xa giá đi xem xét địa phương đỗ thuyền ở bờ sông. Đến đêm nổi cơn mưa gió, hai công chúa vụt bay lên trời, người ta cho là linh dị, lập đền để thờ.
- Đền Hạ được xây dựng vào năm 1738, thờ Mẫu thần. Đền có mái đao cong duyên dáng với những biểu tượng rồng phượng đắp nổi trên lớp mái ngói vẩy. Các ngày lễ lớn được diễn ra từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch. Khu đền nằm bên bờ sông Lô, nơi có khúc sông uốn lượn hình rồng. Di tích mang đậm nghệ thuật kiến trúc tôn giáo. Hiện nay, trong đền còn có nhiều pho tượng cổ có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử cùng nhiều bức tranh chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao. Đền Hạ được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia năm 1992.
Đền Hạ
- Đền Kiếp Bạc nằm bên bờ sông Lô ở thế địa linh, đầu tựa sơn, chân đạp thủy, phong cảnh hữu tình, tạo cho đền vẻ thanh tao. Đền được xây dựng cuối thế kỷ 19, thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Đền được xây dựng theo thuyết phong thủy “Tiền minh đường, hữu hậu chẩm”, lấy dòng Lô uốn khúc làm tiền minh đường là nơi tụ thủy, tụ phúc, những mong làm ăn phát đạt, dân khang, vật thịnh; lại lấy ngọn La Sơn làm hậu chẩm tạo thế vững chắc.
Đền Cảnh Xanh được xây dựng năm 1935 -1936. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Ngoài ra, đền còn thờ Đức Thánh Mẫu Thượng ngàn. Bà là vị chúa cai quản vùng núi. Ngày lễ lớn của đền là ngày lễ Thượng nguyên 11-12 tháng Giêng âm lịch, thu hút rất đông khách thập phương. Phong cảnh của đền kỳ thú và trang nghiêm, có cây cổ thụ hàng nghìn năm uy nghi, tuyệt mỹ.
Đền Đồng Xuân được xây dựng cuối thế kỷ 19, thờ Đức Thánh Mẫu Thượng Thiên. Đền lấy núi Cố làm hậu chẩm. Đền ở thế đất cao, cây cối tốt tươi. Đền có kiến trúc hình chữ “Đinh” gồm tòa Tiền đường và Thượng điện, phía ngoài là cổng tam quan. Tòa Tiền đường của đền là công trình kiến trúc ba gian, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài, trên bờ nóc đắp nổi hình đôi rồng chầu mặt trời. Kiến trúc của tòa Tiền đường khá đơn giản. Tòa Thượng điện là nơi đặt ban thờ Thánh Mẫu Thượng Thiên cùng bộ Tam tòa Thánh Mẫu của đạo thờ Mẫu Việt Nam.
Đền Ỷ Lan được xây dựng năm 1747, theo kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau nhiều lần trùng tu, đền hiện còn lưu giữ khá nhiều di vật, cổ vật quý hiếm có niên đại từ giữa thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong hậu cung có bộ tượng Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải Phủ, Mẫu Sơn Trang); trung cung có bộ Ngọc Hoàng (tượng Ngọc Hoàng, tượng Nam Tào, tượng Bắc Đẩu, Long Vương); bộ Quan Hoàng (quan Hoàng Ba, quan Hoàng Bảy, quan Hoàng Mười; hệ thống khán thờ, câu đối, sắc phong, chuông đồng… Đền Ỷ La là một di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật có giá trị và là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân
Đền cô bé Mỏ Than thuộc phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang. Đền thờ cô bé rừng xanh, ngoài ra đền còn thờ Hưng Đạo Đại Vương (Trần Quốc Tuấn). Đền được dựng trên lưng chừng núi. Khi chưa dựng đền, đây là mỏ than thực dân Pháp bắt dân ta khai Thác nhưng do sự cố đã làm sập hầm. Hàng chục con người đã bị chôn vùi dưới mỏ này. Nhân dân quan niệm rằng việc khai Thác đó đã động tới lãnh địa của chúa rừng xanh cho nên đã lập ngôi đền này tại đây.
Đền cô bé Mỏ Than
Đền cô bé Minh Lương toạ lạc trên một quả đồi, ba phía được bao bọc bởi 2 dòng suối có tên gọi là ngòi Lịch và ngòi Cơi. Hai dòng suối trong, mát này giao nhau trước cửa đền, chảy qua cầu Cơi ở km 10 rồi hoà vào sông Lô. Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đền Minh Lương nay đã khang trang, bề thế, gồm các ban thờ Cô bé, thờ Phật, thờ Đức thánh Trần. Sân đền gồm hệ thống lầu cô, lầu cậu, quan sơn thần, chân nhang bản mệnh, mẫu cửu thiên; cạnh đền có hai gian nhà sắm lễ. Xung quanh đền được bao bọc bởi rất nhiều cây xanh. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc Quốc gia. QĐ công nhận là DT cấp quốc gia năm 1994