Hải Phòng - một trong những điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước không chỉ nhờ bãi biển nổi tiếng Đồ Sơn mà hệ thống các đền, chùa tại đây cũng rất nhiều với kiến trúc độc đáo, đặc biệt các chùa tại đây nổi tiếng linh thiêng khiến du khách đến Hải Phòng không thể không ghé thăm quần thể các đền, chùa tại đây.
Thông tin chi tiết Tour
06h00: Xe và hướng dẫn viên Asiadragontravel đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Hải Phòng - Thành phố Hoa Phượng Đỏ, Quý khách tự túc ăn sáng trên hành trình.
08h30: Tới Hải Phòng, xe đưa Quý khách tham quan đền Bà Đế - thờ Bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang một ngôi đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng, lưng dựa vào núi, phía trước là biển khơi bao la. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong "Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân".
Tiếp tục chương trình, xe đưa Quý khách tham quan và dâng hương cầu lộc, cầu tài tại Chùa Dư Hàng - được xây dựng từ thời Lý với sân Tam Quan rất đẹp, khu tháp mộ, trong đó có nhóm tháp Trúc Lâm Tam Tổ - nơi kỷ niệm sinh nhật vị sư tổ đệ nhất "Đền ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư" tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2/11 Âm lịch; tham quan Linh Độ Tự - hay còn gọi là Chùa Đỏ để tưởng nhớ ngày Đức Thánh Trần đã trú quân ở đây (là ngôi chùa cổ rất đẹp và linh thiêng, tại chùa Đỏ có pho tương phật thích ca bằng gỗ mít cao 5,4m lớn nhất Việt Nam hiện nay).
11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.
13h00: Xe đưa quý khách đi thăm và lễ Phật tại chùa Cao Linh - một trong những ngôi Chùa có cảnh quan đẹp và hấp dẫn ở Hải Phòng được xây dựng từ năm 2001 với những công trình kiến trúc đẹp và đồ sộ. Theo lịch sử ghi lại thì chùa được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng vào năm nào không rõ, nhưng chỉ biết trong bia đá của chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê, cách chúng ta hiện nay khoảng chừng hơn 300 năm.
16h30: Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội.
18h30: Về tới điểm hẹn đầu, chia tay đoàn, kết thúc chuyến du lịch Đền Bà Đế - Chùa Dư Hàng - Chùa Đỏ - Chùa Cao Linh.
Dịch vụ bao gồm:
- Xe ô tô điều hòa đời mới đưa đón theo chương trình thăm quan;
- Ăn 01 bữa trưa: 130.000 đồng/suất;
- Vé thắng cảnh tại điểm tham quan (vào cửa thứ nhất);
- Hướng dẫn viên kinh nghiệm suốt chương trình;
- Bảo hiểm du lịch (mức bồi thường tối đa 50.000.000 đồng / khách);
- Nước uống, khăn lạnh trên phương tiện vận chuyển: 01 chai + 01 khăn lạnh/ ngày;
- Mũ Du lịch kỷ niệm chuyến đi.
Dịch vụ không bao gồm:
- Phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ tập tập thể;
- Các chi phí cá nhân như: đồ uống, giặt là, điện thoại…;
- Cáp treo các tuyến trong hành trình;
- Hương hoa viếng tại các điểm tham quan;
- Tiền bồi dưỡng cho hướng dẫn viên và lái xe;
- Thuế GTGT: 10 % (VAT);
Quy định đối với trẻ em:
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí (không sử dụng dịch vụ trong phần “Bao gồm” ngoài Bảo hiểm du lịch);
- Trẻ em từ 5 đến dưới 10 tuổi: 50% giá người lớn;
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: 100 % giá người lớn.
Lưu ý:
- Để đảm bảo dịch vụ tốt, Quý khách nên thông báo sớm về ngày đi cụ thể;
- Quý khách cung cấp danh sách chính xác có đầy đủ ngày/tháng/năm sinh trước ngày khởi hành để Hano Tours sắp xếp dịch vụ và mua bảo hiểm (danh sách yêu cầu có chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc trưởng đoàn và có đóng dấu nếu là cơ quan doanh nghiệp);
- Giá tour chỉ áp dụng cho khách hàng mang quốc tịch Việt Nam;
- Quý khách tự quản lý tiền bạc, hành lý, tư trang cá nhân khi đi du lịch.
Giới thiệu điểm đến
Đền Bà Đế nằm ở chân núi Độc, thuộc phường Ngọc Hải, Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng. Đền Bà Đế là một trong những đền nổi tiếng về danh thắng và linh thiêng. Ðền thờ bà Đế - vợ chúa Trịnh Giang. Ðền bà được vua Tự Ðức về thăm và ban sắc phong “Ðông Nhạc Ðế Bà - Trịnh chúa phu nhân”. Ðền có cấu trúc giản dị nhưng thanh thoát và trang nhã, nép mình vào lưng núi, trước mặt là biển khơi bao la, tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo không thua gì “Nam thiên đệ nhất động - Chùa Hương.
Chùa Dư Hàng (tên chữ là Phúc Lâm tự), thuộc xã Dư Hàng Kênh (huyện An Dương), nay thuộc đại bàn phường Hồ Nam, quận Lê Chân. Nếu căn cứ vào bản ghi chép bia ký của chùa Dư Hàng thì chùa có nguồn gốc từ thời Tiền Lê (980 - 1009). Cuối thời vua Lê Đại Hành đã có vị sư tổ đến đây thuyết pháp, khia sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần (1225 - 1400), các vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dư Hàng. Vì vậy, từ xưa đến nay, chùa Dư Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm sinh nhật vị sư tổ đệ nhất "Đền ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sư" tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2/11 Âm lịch. Vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm là thiền sư Huyền Quang Lý Đạo Tái vào ngày 3/11 Âm lịch. Đến đời vua Lê Gia Tông (1672), sư cụ Nguyễn Đình Sách (tự là Chân Huyền) đã xuất tiền để tậu ruộng đất, làm chùa to rộng, có đủ gác chuông, nhà thờ tổ, nhà tăng...
Chùa Cao Linh với diện tích 49.0002, nằm ở phía tây cửa ngõ của thành phố, giữa một vùng đất cao ráo rộng lớn, thuộc địa bàn trang Hà Liên, nay là thôn Bắc Hà xã Bắc Sơn - huyện An Dương - thành phố Hải Phòng, cách trung tâm khoảng chừng 12km, trước mặt là quốc lộ 10 nối liền giữa các Tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, phía sau là đường 5 nối liền giữa Hải Phòng - Hải Dương và Thủ Đô Hà Nội . Nhìn về trước mặt xa xa là dãy núi Thiên Văn - Kiến An, đằng sau là con sông Hà Liên trong xanh hiền hòa ngày đêm không ngừng nghỉ cấp nước ăn cho thành phố suốt cả bốn mùa. Theo lịch sử ghi lại thì chùa được dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng vào năm nào không rõ, nhưng chỉ biết trong bia đá của chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê, cách chúng ta hiện nay khoảng chừng hơn 300 năm.