Nằm cách Hà Nội 80 km, từ lâu Côn Sơn-Kiếp Bạc đã nổi tiếng với những di tích lịch sử gắn liền với cuộc đời của nhiều vị anh hùng và danh nhân đất Việt.
Đường đi
Bạn có thể đi hướng đường cầu Thanh Trì, đi thẳng đường I đến đoạn biển rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại. Từ đây bạn đi thẳng. Đoạn đường này đẹp nhưng bạn cũng không nên vượt quá tốc độ cho phép vì rất dễ bị bắn tốc độ. Qua cầu Phả Lại, bạn đi thêm khoảng 10km/h. Tới ngã 3 Sao Đỏ thì đi thẳng đường đi Quảng Ninh khoảng gần 1km thì rẽ trái. Ở đó có biển báo đi Côn Sơn.
Lên lịch trình
- Thông thường từ Hà Nội, bạn nên xuất phát từ 6h sáng. Đi mất khoảng 2h, đến nơi khoảng 8h.
- Để thuận tiện bạn nên đi Đền Kiếp Bạc trước, lễ đền, du ngoạn, ngắm cảnh khoảng 1 tiếng rồi sang Côn Sơn. Ở Côn Sơn có 2 điểm bạn cần biết là chùa Côn Sơn và đền Thờ Nguyễn Trãi. Bạn có thể tham quan Côn Sơn theo trình tự sau: Chùa Côn Sơn và đền thờ Nguyễn Trãi, Giếng Ngọc, đền thờ Trần Nguyên Đán, Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, núi Ngũ Nhạc.
Ăn , ở
- Ngủ ở Côn Sơn, bạn có thể nghỉ tại Nhà khách Hồ Côn Sơn, giá không cao, view chuẩn
- Ăn uống thì bạn có thể tìm được rất nhiều hàng quán nhưng chú ý mặc cả trước khi sử dụng. Nếu bạn đi theo đoàn đông người và đi lại trong ngày thì tốt hơn hết là nhóm nên chuẩn bị mang theo đồ ăn. Tiện nghỉ chân ở đâu thì mang đồ ra ăn. Tất nhiên là những đồ nhanh gọn kiểu như đồ hộp này, bánh mì gối này, xúc xích, nước khoáng, nước ngọt, đồ ăn vặt (nếu muốn) và không thể thiếu hoa quả. Nhớ mang theo dao để cắt gọt. Bạn nên mua loại dao inox có nắp đậy kín bằng nhựa. Ly, chén, muỗng, nĩa nên chọn loại dùng một lần.
Trang phục
Vì là đi giã ngoại nên bạn hãy bỏ lại ở nhà những đôi guốc cao gót và những bộ đồ nghiêm nghị kiểu công sở ở nhà, thay vào đó hãy lựa chọn một đôi giày bệt hoặc giày thể thao, mặc cùng áo phông và quần jeans. Nhưng lưu ý một điều, đến Côn Sơn Kiếp Bạc là bạn sẽ đi thăm viếng đền chùa nên không nên mạc quần soóc hay váy ngắn.
Vị trí:
Côn Sơn –Kiếp Bạc là hai tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa Côn Sơn tọa lạc trên xã Cộng Hòa, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng- Kỳ Lân cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm thời Trần được trùng tu mở rộng năm 1304 và được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp vào hạng quốc gia.
Còn đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cái tên Kiếp Bạc là ghép từ tên của hai vùng Vạn Yên(làng Kiếp) và Dược Sơn(làng Bạc). Vị trí của đền rất đặc biệt là nằm gần Lục Đầu Giang là nơi hội tụ của sáu con sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính của con sông Thái Bình. Đền cách Hà Nội khoảng 80km theo quốc lộ số 1 đến Bắc Ninh rẽ sang đường quốc lộ số 18 và cách chùa Côn Sơn khoảng 5km.
CHƯƠNG TRÌNH LỄ HỘI MÙA XUÂN CÔN SƠN - KIẾP BẠC NĂM 2015
Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc, kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn (1965 - 2015) và tưởng niệm 681 năm ngày viên tịch của Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2015).
Nội dung, chương trình cụ thể như sau:
Tại khu di tích Côn Sơn
Ngày 4/03/2015 (14 tháng Giêng âm lịch): Thi gói bánh chưng, giã bánh dầy.
Ngày 5/03/2015 (15 tháng Giêng âm lịch): Lễ dâng hương tại chùa Côn Sơn, đền Trần Nguyên Đán, đền Nguyễn Trãi, Đền Kiếp Bạc, Đền Nam Tào, Đền Bắc Đẩu (Dâng bánh chưng, bánh dầy); Tế khai xuân tại đền Nguyễn Trãi; Tổng kết Hội thi gói bánh chưng, giã bánh dầy; Biểu diễn nghệ thuật.
Ngày 6/03/2015 (16 tháng Giêng âm lịch): Liên hoan Pháo đất tỉnh Hải Dương lần thứ V; Lễ động thổ xây dựng tòa Cửu Phẩm liên hoa chùa Côn Sơn; Khai mạc, thi đấu Giải Vật dân tộc; Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2015 và kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn, truyền hình trực tiếp từ 20h-22h.
Ngày 7/03/2015 (17 tháng Giêng âm lịch): Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc; Thi đấu và Tổng kết Giải Vật dân tộc.
Ngày 13/03/2015 (23 tháng Giêng âm lịch): Lễ giỗ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả;Lễ đàn Mông Sơn thí thực.
Từ ngày 5 đến ngày 7/3/2015 (15-17 tháng Giêng âm lịch): Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian: chọi gà, hát quan họ, viết thư pháp…
Tại khu di tích Kiếp Bạc
Ngày 28/2/ 2015 (10 tháng Giêng âm lịch): Lễ dâng hương khai hội mùa Xuân; Lễ tế khai xuân.
Từ ngày 5 đến ngày 7/3/2015 (15-17 tháng Giêng âm lịch): Các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống.
DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CÔN SƠN - KIẾP BẠC (HẢI DƯƠNG)
Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - một khu di tích lịch sử văn hóa, đồng thời là một danh thắng nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của đông đảo du khách gần xa.
Tổng thể khu di tích gồm 2 khu vực chính: chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.
1. Khu vực chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn: tên Nôm là chùa Hun, tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự, Côn Sơn tự, được xây dựng từ thế kỷ XIV, đã qua nhiều lần trùng tu. Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…
Tả, hữu hậu hành lang: hai dãy tả, hữu hậu hành lang dài 75,13m, rộng 3,86m, mỗi bên gồm 29 gian.
Thanh Hư động: nằm ở phía Tây Bắc núi Côn Sơn. Đây là một thung lũng, được bao bọc bởi núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc, giữa là suối Côn Sơn. Thanh Hư động bao gồm nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gắn với một số danh nhân, hiền sĩ thời Trần và thời Lê, như nhà ở của Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, cầu Thấu Ngọc, nền nhà Nguyễn Trãi, bàn đá, suối Côn Sơn…
Đền thờ Nguyễn Trãi: Khu đền có 15 hạng mục công trình. Đền chính rộng 200m2, mặt bằng kiến trúc dạng chữ Công.
Đền thờ Trần Nguyên Đán: Đền được dựng trên mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm bái đường và hậu cung. Kiến trúc bái đường gồm 2 tầng, 8 mái. Hậu cung là nơi đặt tượng Trần Nguyên Đán, được đúc bằng đồng. Cạnh đền thờ là dấu tích nền nhà cũ của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, hiện được bảo tồn nguyên trạng.
Núi Ngũ Nhạc: là dãy núi xoải dài từ Bắc xuống Nam, với chiều dài hơn 4km, gồm có 5 đỉnh. Đỉnh cao nhất khoảng 238m, nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn. Các ngôi đền/miếu ở đây đều được xây dựng lộ thiên, bằng các khối đá xanh...
Bàn cờ tiên: đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng. Tương truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả - tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm, đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn cờ Tiên. Hiện nay, tại khu vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái.
Đăng Minh bảo tháp: giữa hai khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc, là Đăng Minh bảo tháp - tháp Tổ Huyền Quang, vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), tháp mộ của ông được dựng ở vị trí này. Đăng Minh bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền tháp cũ, trên bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m, được ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật.
Hồ Côn Sơn: có diện tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn mét khối nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh.
Suối Côn Sơn: Bắt nguồn từ hai dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh, thác kế tiếp nhau, rồi đổ vào hồ Côn Sơn.
2. Khu vực đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc: tức đền thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo vương từ), còn được biết đến với các tên gọi khác, như đền Kiếp, đền Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc, trên một khu đất có diện tích khoảng 13.5km2. Đền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sông Lục Đầu, gồm các hạng mục kiến trúc: trạm hạ mã, đường thần đạo, nghi môn, sân đền, tả hữu thành các, giếng mắt rồng, tắc môn, nhà giải vũ, đền chính. Đền chính được dựng theo dạng “tiền nhất, hậu đinh”, gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.
Sinh từ: cách đền Kiếp Bạc 800m về phía Đông Bắc. Để ghi nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo vương, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng đền thờ ngay khi Hưng Đạo vương còn sống, nên được gọi là Sinh từ. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã đích thân viết văn bia ca ngợi công lao của Hưng Đạo Vương. Đến nay, Sinh từ chỉ còn lại phế tích.
Đền Nam Tào: thờ quan Nam Tào, cách đền Kiếp Bạc 500m về phía Tây Nam, thuộc thôn Dược Sơn. Kiến trúc này được xây dựng trên một không gian thoáng, với diện tích trên 2km2, gồm các thành phần kiến trúc: trụ biểu, tam quan, gác chuông, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính và hậu đường.
Đền Bắc Đẩu: thờ quan Bắc Đẩu, được xây dựng trên đỉnh núi Bắc Đẩu, trong một không gian thoáng rộng, gồm các hạng mục: nghi môn, gác chuông, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính, hậu đường và một số công trình phụ trợ khác…
Vườn Dược Sơn: tức Dược lĩnh cổ viên. Tương truyền, đây là vườn thuốc Nam, do Trần Hưng Đạo trồng trên núi Dược Sơn, nay thuộc thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo. Núi Dược Sơn nằm ở phía Nam của đền Kiếp Bạc, với diện tích trồng thuốc Nam khoảng 10 km².
Ao Cháo: nằm ở phía dưới chân núi Trán Rồng, thuộc địa phận thôn Bắc Đẩu. Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã tập trung quân sỹ để đào ao, đón nước từ hố Máng nước để nấu cháo dưỡng thương cho binh lính. Hiện nay, nơi này chỉ còn lại phế tích.
Sông Vang - Xưởng Thuyền: là di tích nằm trên cánh đồng Vạn Yên, cách đền Kiếp Bạc 1km về phía Bắc. Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã cho quân sỹ đào sông Vang ở trung tâm đại bản doanh, để làm đường thủy trong khu vực nội địa của Thái ấp Vạn Kiếp. Tại sông Vang, Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng Xưởng Thuyền để đóng, sửa chữa và cất giấu thuyền chiến. Hiện nay, hai di tích này chỉ còn dấu vết khá mờ nhạt.
Hang Tiền: nằm dưới chân núi Bắc Đẩu, cách đền Kiếp Bạc 500m về phía Bắc. Tương truyền, đây là nơi cất dấu ngân khố của Phủ đệ Trần Hưng Đạo để phục vụ kháng chiến. Hang Tiền rộng khoảng 1ha. Tại khu vực này còn dấu tích các vòm hầm đào vào núi, cao 1,5m, rộng 1,3m.
Hố Thóc: cách đền Kiếp Bạc 2km về phía Đông Nam. Tương truyền, địa điểm này từng là nơi cất giữ lương thảo. Hiện nay, di tích đã bị hư hại, chỉ còn lại phế tích.
Giá vé du lịch được tính theo tiền Đồng (Việt Nam - VNĐ). Trường hợp khách thanh toán bằng USD sẽ được quy đổi ra VNĐ theo tỉ giá của ngân hàng VIETCOMBANK Hà nội tại thời điểm thanh toán.
Giá vé chỉ bao gồm những khoản được liệt kê một cách rõ ràng trong phần “Bao gồm” trên các chương trình du lịch. Du lịch ADT không có nghĩa vụ thanh toán bất cứ chi phí nào nằm trong phần “ Không Bao gồm”.
II. THANH TOÁN
Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản ngân hàng:
1. Tài khoản Công ty:
- Chủ tài khoản: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DU LỊCH HẢI NHI
- Số tài khoản VNĐ: 0021000281546 Tại ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh Hà Nội
2. Tài khoản cá nhân:
- Chủ tài khoản: Ma Thị Hải
+ Số tài khoản VNĐ: 0021000281551 Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội
+ Số tài khoản VNĐ: 711A 32991943 Vietin bank - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi ADT nhận được đủ tiền vé du lịch trước lúc khởi hành hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ dẫn đến việc hủy dịch vụ không thuộc trách nhiệm của ADT.
QUÝ KHÁCH SAU KHI THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN KHOẢN VUI LÒNG GỬI EMAIL ỦY NHIỆM CHI VỀ CÔNG TY CÔNG TY VÀ LIÊN HỆ VỚI NHÂN VIÊN PHỤ TRÁCH TUYẾN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC VÉ DU LỊCH CHÍNH THỨC TỪ CÔNG TY CHÚNG TÔI. CÔNG TY SẼ KHÔNG GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP BOOKING TỰ ĐỘNG HỦY NẾU QUÝ KHÁCH KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HƯỚNG DẪN TRÊN.
III.HỦY VÉ VÀ PHÍ HỦY VÉ DU LỊCH
1. Trường hợp bị hủy bỏ do Du lịch ADT:
Nếu ADT không thực hiện được chuyến du lịch phải báo ngay cho khách hàng biết và thanh toán lại cho khách hàng toàn bộ số tiền khách hàng đã đóng trong vòng 3 ngày kể từ lúc việc thông báo hủy chuyến du lịch bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
2. Trường hợp bị hủy bỏ do khách hàng: Khách hàng phải trực tiếp liên hệ với ADT , mức phạt hủy tour tối đa có thể tùy theo điều kiện của từng nhà cung cấp dịch vụ cho ADT
3. Trường hợp bất khả kháng:
Nếu chương trình du lịch bị hủy bỏ hoặc thay đổi bởi một trong hai bên vì một lý do bất khả kháng (hỏa hoạn, thời tiết, tai nạn, thiên tai, chiến tranh…), thì hai bên sẽ không chịu bất kỳ nghĩa vụ bồi hoàn các tổn thất đã xảy ra và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tuy nhiên mỗi bên có trách nhiệm cố gắng tối đa để giúp đỡ bên bị thiệt hại nhằm giảm thiểu các tổn thất gây ra vì lý do bất khả kháng.
IV. GIÁ DÀNH CHO TRẺ EM
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Được miễn phí vé dịch vụ (ăn chung, ngủ chung với cha mẹ). Hai người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em dưới 5 tuổi, em thứ hai trở lên phải mua ½ vé.
- Trẻ em từ 5 – dưới 10 tuổi: Mua 50% vé dịch vụ (ăn riêng, ngủ chung với cha mẹ). Hai người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em 5 – dưới 10 tuổi, em thứ hai trở lên phải mua 1 suất giường đơn.
- Trẻ em từ 10 tuổi trở lên: Mua một vé như người lớn.
- Vé máy bay, xe lửa, vé tham quan, phương tiện vận chuyển công cộng: Mua vé theo quy định của của các đơn vị vận chuyển này.
V. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶC BIỆT TRONG CHUYẾN DU LỊCH
Các yêu cầu đặc biệt của quý khách phải được báo trước cho ADT ngay tại thời điểm đăng ký. Chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng những yêu cầu này trong khả năng của mình song sẽ không chịu tráchnhiệmvề bất kỳ sự từ chối cung cấp dịch vụ từ phía các nhà vậnchuyển,kháchsạn, nhà hàng và các nhà cung cấp dịch vụ độc lập khác.
VI. TRÁCH NHIỆM VÀ CÁC CAM KẾT KHÁC
1. Về phía ADT:
- Đảm bảo đầy đủ mọi dịch vụ theo đúng như chương trình.
- Phổ biến đầy đủ các thông tin – qui định khi đi du lịch trước ngày khởi hành.
2. Về phía khách hàng:
- Đảm bảo thông tin đăng ký là chính xác, khi có thay đổi thông tin phải trực tiếp liên hệ Văn Phòng để được cập nhật. ADT không chịu trách nhiệm đối với các trường hợp khách hàng thông tin không chính xác (việc cung cấp thông tin hoàn toàn tự nguyện).
- Mang theo đầy đủ các giấy tờ tùy thân khi đi du lịch như Chứng Minh Thư, Hộ Chiếu, Giấy Khai Sinh (đối với trẻ em), Giấy Hôn Thú (đối với khách hàng chỉ mua dịch vụ khách sạn). Riêng đối với khách Việt kiều khi sử dụng Hộ chiếu hoặc Thẻ Xanh, phải đem theo đầy đủ Visa và Giấy tái xuất nhập Việt Nam.
- Trong trường hợp khách hàng dẫn theo trẻ em dưới 15 tuổi (không phải con ruột) đi cùng trong chương trình, phải mang theo Giấy Ủy Quyền của cha mẹ, có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Thanh toán đầy đủ đúng hạn.
- Trong thời gian đi du lịch, khách hàng phải tuân thủ theo chương trình, không được tự ý tách đoàn. Nếu có yêu cầu thay đổi phải thông báo cho hướng dẫn viên hoặc đại diện của Newstarlight Travel.
3. Du lịch ADT giữ quyền thay đổi lộ trình hoặc thay đổi các điểm tham quan bất cứ lúc nào mà thấy cần thiết vì sự thuận tiện hoặc an toàn cho khách hàng.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng giữa hai bên. Nếu việc thương lượng không đạt được kết quả, vụ việc sẽ được đưa ra tòa án theo đúng qui định của pháp luật hiện hành. Mọi chi phí liên quan sẽ do bên thua kiện chịu.
Asia Dragon Travel
Số nhà 59, ngõ 21 Tựu Liệt. Thanh Trì, Hà Nội
Email:asiadragontravel@gmail.com
Di động 0942512299/01684979158
Zalo 01684979158/ Viber 0942512299
Skype: ma.thi.hai
Rất hân hạnh được phục vụ Qúy khách !