Đến với Tour Mù Cang Chải: Hà Nội - Mù Cang Chải - Tú Lệ 2 Ngày, quý khách sẽ có hành trình qua đèo Khau Phạ hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 được mệnh danh là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” với độ dài trên 30 k. Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang Tú Lệ chín vàng mờ ảo trong sương sớm. Đây là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo nhìn Khau Phạ hiện ra rực rỡ giữa đất trời xanh thẳm, mang vẻ đẹp hùng vĩ tới nao lòng.
Thông tin chi tiết Tour
DU LỊCH MÙ CANG CHẢI
HÀ NỘI – MÙ CANG CHẢI – TÚ LỆ
Thời gian: 02 Ngày 01 Đêm - Phương tiện: Ôtô
Ngày 01: HÀ NỘI - NGHĨA LỘ - TÚ LỆ - BẢN LƯỚT – MÙ CANG CHẢI (Ăn trưa, tối)
05h30: Xe ô tô và hướng dẫn viên Asiadragontravel đón Quý khách tại nhà hát lớn Hà Nội. Khởi hành đi Mù Cang Chải theo quốc lộ 32. Đoàn dừng chân nghỉ ngơi dùng bữa sáng tự túc tại Sơn Tây. Sau bữa sáng quý khách tiếp tục khởi hành đi Mù Cang Chải.
09h00: Quý khách dừng chân nghỉ ngơi ngắm cảnh bàn ngàn đồi chè xanh mướt Thanh Sơn – Phú Thọ.
12h00: Tiếp tục hành trình đến với Mường Lò nơi nổi tiếng với những đặc sản của người dân tộc Thái như rêu suối, bánh trưng đen, nộm hoa ban, xôi nếp Tú Lệ… quý khách dừng chân dùng bữa trưa và cùng tìm hiểu văn hóa ẩm thực địa phương.
13h00: Sau bữa trưa quý khách tiếp tục hành trình đến đèo Khau Phạ - một trong những “tứ đại đình đèo” miền Bắc - theo tiếng của người dân tộc Thái có nghĩa là Sừng Trời nơi giao hòa giữa trời và đất, quý khách dừng chân ngắm cảnh bản Lìm Mông, Lìm Thái từ trên cao vào mùa lúa chín…….
Tiếp tục hành trình đến với bản Lướt – Ngọc Chiến – Sơn La. Quý khách tự do tắm khoáng nóng.
17h00: Quý khách lên xe khởi hành về home stay tại Mù Cang Chải dùng bữa tối với những món ăn mang hương vị núi rừng Tây Bắc do chính gia chủ là người dân tộc Thái chế biến phục vụ quý khách như xôi nếp nương, cá nướng Pa Phỉnh Tộp…
Quý khách nghỉ đêm tại home stay tại bản Thái (cách trung tâm thị trấn Mù Cang Chải khoảng 800m).
Ngày 02: MÙ CANG CHẢI – CHẾ CU NHA – LA PÁN TẨN – TÚ LỆ - HÀ NỘI (Ăn sáng, trưa)
07h00: Sau bữa sáng tiếp tục hành trình nơi quý khách không thể bỏ qua khi đến Mù Cang Chải là “Mâm Xôi” cùng những cánh đồng ruộng bậc thang xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha vàng óng góc trời. Quý khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một thiên đường ruộng bậc thang với nắng vàng và biển lúa với cảnh sắc làm say đắm lòng người cùng chụp cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp bên bạn bè. Nơi đã được được công nhận là di sản phi vật thể của quốc gia.
12h00: Quý khách dùng bữa trưa tại Tú Lệ với đặc sản cá suối và xôi nếp nổi tiếng. Sau bữa trưa quý khách lên đường về Hà Nội.
18h00: Về đến Hà Nội, kết thúc chương trình thăm quan! Hẹn gặp lại quý khách trong những chuyến hành trình tiếp theo.
Lưu ý: Chương trình có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ điểm đến.
Chính sách tour
GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 1.650.000VNĐ/KHÁCH
(Giá tour áp dụng cho khách lẻ ghép đoàn)
Phụ thu lễ 2/9: 100.000VNĐ/khách
* Dịch vụ bao gồm:
- Xe ô tô máy lạnh đời mới đưa đón theo chương trình tour Mù Cang Chải 2 ngày 1 đêm.
- Home stay tại bản Thái Mù Cang Chải tiện nghi, hiện đại, sạch sẽ thoáng mát.
- Ăn bữa chính 120.000VNĐ/khách/bữa, Ăn sáng 30.000VNĐ/bữa/khách
- Vé tắm suối khoáng nóng bản Lướt có phòng tắm riêng cho cá nhân, cặp vợ chồng.
- Vé tham quan các điểm theo lịch trình tour Mù Cang Chải 2 ngày 1 đêm.
- Nước uống 01 chai 500ml/khách/ngày
- Hướng dẫn viên chuyên nghiệp phục vụ suốt tuyến phục vụ nhiệt tình, chu đáo.
- Bảo hiểm du lịch theo chương trình tour Mù Cang Chải: Mức đền bù tối đa 20.000.000VNĐ/vụ
- Mũ du lịch
* Dịch vụ không bao gồm:
- Thuế VAT
- Điện thoại cá nhân, ăn uống ngoài chương trình, vui chơi giải trí cá nhân
* Quy định phụ thu:
- Phụ thu phòng đơn 250.000VNĐ/khách
- Phụ thu khách nước ngoài 350.000VNĐ/khách
* Quy định đối với trẻ em:
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên tính 100% giá tour
- Trẻ em từ 05 – 10 tuổi tính 50 % giá tour. (Ăn ½ suất , 01 ghế ngồi trên xe )
- Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí giá tour (Ăn cùng bố mẹ, ngồi lòng bố hoặc mẹ)
GIỚI THIỆU VỀ MÙ CANG CHẢI
Huyện Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển. Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ - là một trong tứ Đại Đèo của Tây Bắc.
Các thửa ruộng bậc thang
Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia. Hiện tỉnh Yên Bái đã và đang tổ chức lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải hàng năm vào tháng 9 để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của du khách hướng về một miền đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ nhưng lại rất giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên qua những thửa ruộng bậc thang mà vẻ đẹp của nó và tiềm năng còn đang bỏ ngỏ.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải như những đợt “sóng vàng” uốn lượn khắp sườn đồi, lớp nọ gối tiếp lớp kia bất tận, trải rộng trên diện tích khoảng 3.500ha. Trong đó, 500ha phân bố tại 3 xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã được công nhận Di tích Danh thắng cấp quốc gia từ năm 2007.
Nằm ở sườn Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển, ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là thành quả hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông ở vùng cao. Những kinh nghiệm lâu đời và sự sáng tạo của họ được thể hiện rõ nét từ việc lựa chọn vùng đất, tới quá trình khai khẩn công phu, hình thành nên phương thức canh tác nông nghiệp kết hợp nhuần nhuyễn giữa nương rẫy và ruộng nước.
- Do địa hình dốc lớn, các thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải có chiều ngang hẹp, nên độ chênh từ thửa ruộng trên với thửa ruộng dưới chỉ từ 1m đến 1.5m, trong khi đòi hỏi mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân lúa phải đồng đều, sao cho khi có nước vào thì mỗi bậc thang đều cân bằng. Vì vậy, khi san ruộng, người Mông dùng cuốc bướm cào thành bờ đất, dùng chân dẫm và dùng gáy cuốc đập mạnh để nén chặt bờ, tạo ra các đường vân mềm mại.
- Các điểm đón nước cho ruộng bậc thang Mù Cang Chải được lấy từ các nguồn khe phía trên, nếu cần vượt qua những điểm trũng thì người Mông dùng cây to bổ đôi, khoét ruột làm máng dẫn nước. Việc sẻ nước từ bờ trên xuống bờ dưới cũng theo cách không nối liền mạch (tức là thửa đầu sẻ ở đầu bờ, thì thửa dưới phải sẻ ở giữa bờ, thửa kế tiếp sẻ ở cuối bờ) nhằm hạn chế tối đa khi có mưa lũ tạo dòng chảy mạnh gây vỡ bờ và rửa trôi hết độ màu của đất.
- Và để tạo sự đồng mức cho từng mảnh ruộng, người Mông dùng nước làm thành một đường cân bằng, chỗ gồ ghề thì dùng cuốc bướm cào bằng thêm, chỗ cao thì san bớt lên bờ, vì vậy các thửa ruộng quanh quả đồi đều có mực nước và độ cao giống nhau, tạo thành các bậc thang đều khắp núi đồi...
Những công việc này được tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, dần phát triển thành một vùng ruộng bậc thang Mù Cang Chải rộng lớn tựa như tuyệt tác nghệ thuật quanh đồi núi. Những “mâm xôi vàng”, “mâm xôi xanh” hiện lên kỳ vĩ giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc như để dâng lên trời đất, và thể hiện cuộc sống ấm no của đồng bào.